Lĩnh vực Fintech đã chứng kiến sự tăng trưởng đầu tư đáng kể trong những năm gần đây. Theo CB Insights, trong số 310 công ty tư nhân trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu, 10% thuộc lĩnh vực Fintech, chỉ có hai lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng lớn hơn trong biểu đồ, và cả hai đều là những lĩnh vực đã xuất hiện lâu hơn đó là Internet, chiếm khoảng 15% và thương mại điện tử ở mức 14%.
Cũng theo khảo sát CB Insights nêu trên, các nhà đầu tư đã xác định cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) là một trong những hình thức đầu tư triển vọng nhất trong lĩnh vực Fintech. Trên thực tế, một phần tư công ty Fintech ở Đông Nam Á đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay hoặc tài trợ.
Các ngân hàng cũng đã chú ý tới các công ty fintech, coi họ là đối tác trong hệ sinh thái tài chính nói chung. Các chính phủ coi fintech và cụ thể hơn là các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME), như một phương tiện để giúp thu hẹp khoảng cách tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hỗ trợ ngày càng tăng cho Fintech
Ở Đông Nam Á, các chính phủ đang ngày càng tạo điều kiện cho các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) có thể hoạt động trong hệ sinh thái tài chính.
Chẳng hạn, DBS Bank của Singapore đã hợp tác với các nền tảng này để mở rộng tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Visa đã hợp tác với Validus để tạo điều kiện cho dòng tiền ngay lập tức đến các doanh nghiệp nhỏ sử dụng thẻ điện tử.
Do nhu cầu đã được chứng minh, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các công ty fintech, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME), đang trở thành một triển vọng hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Nhưng đối với những người vẫn chưa chắc chắn về việc đầu tư vào các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME), đây là những lý do để làm điều đó.
Nhu cầu thực sự cho kênh hỗ trợ tài chính mới
Trên khắp thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiếu khả năng tiếp cận tín dụng. Điều này làm gián đoạn dòng tiền và cản trở sự tăng trưởng của họ. Ở Việt Nam, một nền kinh tế đầy triển vọng và được tạo thành từ một lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hùng hậu, nhu cầu vốn vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên cần thiết hơn.
Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiêp vừa và nhỏ lại không đủ điều kiện cho các dịch vụ tài chính truyền thống từ ngân hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ không đủ điều kiện cho các khoản vay có thế chấp, vì họ không có tài sản thế chấp để cung cấp như nhà máy, máy móc hoặc bất động sản khác.
Do đó, các công ty này cuối cùng đã phải vay từ những bên cho vay trên thị trường đen với lãi suất cao không kiểm soát. Những nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) xuất hiện đã giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tận dụng công nghệ để quản lý rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận và đưa ra mức lãi suất hợp lý.
Nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) cho phép sự kiểm soát và tính linh động cao hơn
Các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) thường cho phép các nhà đầu tư phân tán rủi ro theo cách riêng của họ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại hình mà họ muốn đầu tư vào: tài trợ mua hàng, tài trợ hóa đơn hoặc tài trợ vốn lưu động, dựa trên khẩu vị rủi ro của họ.
Các nền tảng cho vay Fintech sử dụng công nghệ để quản lý rủi ro và tối ưu hóa các khoản đầu tư.
Khi sử dụng phân tích dữ liệu và máy học (machine learning), các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) có thể đánh giá tốt hơn liệu người vay có khả năng thanh toán đúng hạn hay không. Các thuật toán giúp đánh giá chính xác hơn khả năng gian lận và thao túng dữ liệu tài chính có thể xảy ra.
Nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư
Một nguyên tắc đầu tư cơ bản là không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Các nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) cho phép các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ mà không yêu cầu cam kết lâu dài hoặc các thủ tục quản lý phức tạp khác.
Nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) thúc đẩy tác động xã hội mạnh mẽ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thành phần quan trọng của nền kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp này tạo ra một nguồn việc làm, sự cạnh tranh, sự năng động và sự đổi mới. Bởi vì họ hiện diện trên nhiều địa phương hơn so với các công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần phân phối thu nhập tốt hơn.
Bằng cách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, họ có thể tiếp tục hoạt động hoặc phát triển kinh doanh, giúp duy trì hiệu quả nền kinh tế và hỗ trợ việc làm của đất nước.
Điểm mấu chốt
Tất cả những lợi ích trên đây là căn cứ thuyết phục cho việc đầu tư vào nền tảng cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME). Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn trong khi vẫn bảo đảm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhà đầu tư có thể bỏ chút thời giờ để nghiên cứu về loại hình đầu tư đầy hấp dẫn này và nắm bắt cơ hội để mang lại những con số lợi nhuận đầy hấp dẫn cho mình.
________________
Tìm hiểu thêm về cho vay trực tiếp doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) Validus: https://validus.vn/nha-dau-tu/