Với tâm lý Á Đông, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn xem rằng việc vay vốn kinh doanh là dấu hiệu cho thấy việc kinh doanh đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều này đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và biến động, bởi doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa tiềm lực và nắm bắt kịp thời cơ hội để có những kế hoạch linh động, sát sao và cần nhiều sự thay đổi hơn trong quá trình kinh doanh nhằm thích nghi tối đa với sự biến đổi ấy. Do đó, việc sử dụng vốn vay không còn đơn thuần chỉ là giải pháp tài chính tạm thời mà còn là chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh.
1. Vay vốn doanh nghiệp – Chiến lược kinh doanh quan trọng cho doanh nghiệp
Có thể nói, để có khả năng triển khai được kế hoạch kinh doanh bằng cách tận dụng tối đa nguồn vay vốn, doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng. Dưới đây là những lí do mà doanh nghiệp cần xem xét để có thể tạo nên chiến lược tài chính hiệu quả nhất cho doanh nghiệp thông qua nguồn vay vốn kinh doanh:
- Chuyển đổi số bằng cách đầu tư vào công nghệ thông tin: Nguồn vay vốn doanh nghiệp có thể được sử dụng để đầu tư vào các giải pháp công nghệ thông tin, như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), và các công cụ phân tích dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện quản lý, tối đa hóa năng suất, tăng cường hiệu quả hoạt động và ra quyết định chính xác hơn dựa trên dữ liệu.
- Đa dạng hóa nguồn vốn: Thay vì chỉ dựa vào vốn tự có hoặc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể sử dụng vay vốn như một phần trong chiến lược tài chính để giảm rủi ro để đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm rủi ro tài chính, giúp doanh nghiệp linh động điều chỉnh khi gặp phải những biến động tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế không mong muốn từ môi trường bên ngoài.
- Tận dụng cơ hội thị trường: Nguồn vay vốn kinh doanh còn là giải pháp “cứu cánh” hữu hiệu cho doanh nghiệp khi cần huy động vốn để nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác với các đối tác tiềm năng mà không phải gặp trở ngại chỉ vì thiếu hụt thanh khoản do công nợ chưa hoàn trả hoặc nguồn vốn tự có không đáp ứng đủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh để thu lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền: Vay vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì thanh khoản để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có dòng tiền không ổn định hoặc chu kỳ thanh toán kéo dài. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay ngắn hạn để quản lý vốn lưu động, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho các hoạt động hàng ngày và tránh tình trạng thiếu hụt tiền mặt.
2. Giải pháp vay vốn cho kế hoạch tài chính linh động và phù hợp:
Là một trong những nền tảng tài chính hàng đầu trong hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, Validus mang đến cho doanh nghiệp cơ hội dễ dàng cân bằng kế hoạch tài chính để phục vụ hầu hết những nhu cầu kinh doanh cho doanh nghiệp SMEs với “Gói vay tín chấp nhanh eBIZ” sở hữu nhiều ưu điểm:
- Gói vay vốn kinh doanh của Validus với hạn mức lên đến 500 triệu đồng đáp ứng từng nhu cầu phù hợp cho từng doanh nghiệp.
- Lãi suất cạnh tranh (tính theo dư nợ giảm dần) và không tăng trong suốt quá trình vay kinh doanh không thế chấp của khách hàng, từ đó dễ dàng hơn cho doanh nghiệp khi lên kế hoạch trong khoảng thời gian cần thiết.
- Doanh nghiệp sẽ nhận được giải ngân ngay chỉ sau 24 giờ phê duyệt hồ sơ vay vốn kinh doanh.
- Thời hạn trả góp linh hoạt từ 6-12 tháng giúp doanh nghiệp dễ lựa chọn khoảng thời gian thực hiện kế hoạch tài chính mà không phải áp lực của bài toán Vay-Trả.
Vay vốn kinh doanh không chỉ là công cụ để giải quyết khó khăn tài chính mà còn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội thị trường, quản lý rủi ro, duy trì thanh khoản và thúc đẩy phát triển bền vững. Với cách tiếp cận và quản lý hợp lý, nguồn vay vốn kinh doanh ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh trong tương lai dài hạn.
Nhanh tay đăng ký ngay tại: https://bit.ly/3tbeS62