Tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong quá trình này, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp nhất mà các doanh nghiệp vẫn thường hay gặp trong quá trình vay vốn kinh doanh:
1. Doanh nghiệp cần tránh điều gì khi vay vốn kinh doanh?
1.1. Lựa chọn khoản vay không phù hợp
Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận vốn là lựa chọn khoản vay vốn kinh doanh không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán. Đôi khi, doanh nghiệp vì chưa thật sự hiểu rõ quy mô và nhu cầu của mình mà chưa xem xét kỹ lưỡng khoản vay nào phù hợp với doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến áp lực tài chính không cần thiết, gây khó khăn trong việc thanh toán sau này.
Ngoài vấn đề liên quan đến chi phí, việc đánh giá đúng tình trạng còn giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa được những quyền lợi và đặc điểm của từng khoản vay vốn doanh nghiệp đối với tiến trình kinh doanh.
1.2. Không xác định rõ hạn mức khoản vốn cần vay
Một sai lầm khác mà doanh nghiệp thường gặp phải là không xác định rõ hạn mức cần vay. Với quan niệm thường gặp: “Nhận hỗ trợ vốn càng nhiều càng tốt”, nhiều doanh nghiệp SMEs phải đối mặt với khá nhiều hệ lụy ngay cả sau khi nhận được nguồn vốn bởi doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với bài toán hoàn trả với phần lãi suất phải trả cao hơn so với con số thực mà doanh nghiệp cần để giải quyết nhu cầu kinh doanh. Do đó, việc xác định đúng mức nhận hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng đúng và đủ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đồng thời không gây ra hiện tượng thiếu hụt tài chính trong quá trình hoạt động.
1.3. Không nghiên cứu kỹ các thông tin về khoản vay
Bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm khi có nhu cầu vay vốn kinh doanh không thế chấp là tiến hành nghiên cứu thông tin cơ bản về khoản vay như lãi suất, hạn mức, thời hạn,…, tuy nhiên, lại không tìm hiểu kỹ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay vốn kinh doanh không thế chấp, cũng như không nắm rõ về các chi phí phát sinh (nếu có) và nghĩa vụ doanh nghiệp liên quan đến khoản vay. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chuẩn bị và áp lực tài chính không cần thiết khi doanh nghiệp phải đối mặt với các yêu cầu không mong muốn từ bên cung cấp vốn.
1.4. Không tìm hiểu rõ về tình hình thị trường và kinh tế
Cuối cùng, một sai lầm đáng chú ý là không tìm hiểu rõ về tình hình thị trường và kinh tế. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về xu hướng và biến động của thị trường, cũng như tình hình kinh tế tổng thể để đưa ra quyết định về việc tiếp cận vốn một cách thông minh và hiệu quả. Việc thiếu thông tin và hiểu biết có thể dẫn đến việc lựa chọn không chính xác về nguồn vốn, lựa chọn sai khoản vay vốn kinh doanh không phù hợp và không thích ứng được với môi trường kinh doanh đang thay đổi.
2. e-BIZ – sản phẩm được “đo ni đóng giày” để tối ưu hóa nguồn vốn cho SMEs
Với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển của SMEs, Validus hiểu rõ những sai lầm dễ mắc phải trên sẽ mang đến nhiều hệ lụy đáng tiếc cho doanh nghiệp khi có nhu cầu tiếp cận tín dụng. Do đó, đội ngũ các chuyên gia tại Validus đã nghiên cứu và mang đến sản phẩm vay tín chấp nhanh trực tuyến e-BIZ – giải pháp an toàn và uy tín hàng đầu để giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam với những ưu điểm:
- Hạn mức vay vốn kinh doanh linh hoạt từ 50-500 triệu đồng đáp ứng nhu cầu và quy mô đầu tư cho từng doanh nghiệp.
- Lãi suất cạnh tranh (tính theo dư nợ giảm dần) và không tăng trong suốt quá trình vay kinh doanh không thế chấp của khách hàng.
- Đảm bảo không phát sinh thêm chi phí khác (chỉ gồm phí giải ngân) trong suốt quá trình vay vốn kinh doanh không thế chấp.
- Hồ sơ tinh gọn, thủ tục nhanh chóng và các điều khoản hoàn toàn minh bạch và được đội ngũ chuyên viên tư vấn rõ ràng từ những bước đầu.
- Thời hạn trả góp linh hoạt từ 6-12 tháng giúp doanh nghiệp dễ dàng cân bằng kế hoạch tài chính sau khi tiến hành vay vốn kinh doanh.
Sản phẩm e-BIZ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm đáng tiếc trên mà giúp doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai khi lựa chọn đúng nguồn vốn và đảm bảo tính minh bạch, an toàn về các điều kiện liên quan, từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị cho bản thân và cộng đồng doanh nghiệp.