Thông báo: Sản phẩm Tài trợ Vốn kinh doanh trực tuyến eBIZ hoàn toàn mới!

/

/

Uncategorized

/

Vốn kinh doanh là gì? Những điều cần biết về vốn doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh là gì? Những điều cần biết về vốn doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vốn kinh doanh và vai trò của nó đối với doanh nghiệp cũng như cách để vay vốn doanh nghiệp hiệu quả.

Mục lục:
1. Vốn kinh doanh là gì? Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp
2. Phân loại vốn kinh doanh
3. Những lưu ý khi quản lý vốn kinh doanh
4. Làm thế nào để vay vốn kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả?

 

1. Vốn kinh doanh là gì? Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp vào cũng cần phải có vốn kinh doanh để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vốn kinh doanh là gì, vốn kinh doanh có thể được phân chia như thế nào và đâu là cách quản lý vốn kinh doanh hiệu quả.

  1.1. Định nghĩa của vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh có thể được xem là tổng số tiền mặt hoặc tài sản mà doanh nghiệp cần đang sở hữu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán các chi phí hàng ngày, mua sắm tài sản cố định, và đầu tư vào các dự án mới. Nó bao gồm tất cả những nguồn vốn mà doanh nghiệp có được từ góp vốn của chủ sở hữu, các nhà đầu tư hoặc các khoản vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

Vốn kinh doanh có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp kể cả mục đích ngắn hạn: thanh toán hóa đơn, tiền lương và chỉ phí hoạt động hàng ngày hay dài hạn như: đầu tư vào các dự án mở rộng, nâng cấp cơ sở hạn tầng và đầu tư máy móc thiết

 1.2. Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Nguồn vốn kinh doanh đóng vai trò then chốt trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì, phát triển và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp khởi đầu hoạt động, duy trì các hoạt động hàng ngày như sản xuất, mua nguyên vật liệu, và chi trả các chi phí vận hành khác. Đồng thời, vốn kinh doanh còn cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm chi nhánh hoặc cửa hàng mới, đầu tư vào công nghệ và máy móc hiện đại để nâng cao hiệu suất sản xuất, cải thiện chất lượng dịch vụ, khuyến khích đổi mới và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, nguồn vốn kinh doanh ổn định còn là biện pháp hữu hiệu để đối phó với các rủi ro bất ngờ như suy thoái kinh tế, thay đổi chính sách, hoặc các biến động thị trường, bằng cách đảm bảo tính thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vốn kinh doanh, vì vậy, không chỉ là nền tảng cho sự khởi đầu mà còn là động lực quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công trên thị trường.

 

2. Tìm hiểu về các phân loai vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc, tính chất cũng như mục đích sử dụng của vốn. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của nguồn vốn kinh doanh:

 2.1. Phân loại theo nguồn gốc:

Vốn chủ sở hữu (Equity Capital): Là vốn do các chủ sở hữu hoặc cổ đông góp vào doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Vốn cổ phần (Share Capital): Số tiền mà các cổ đông đóng góp thông qua việc mua cổ phần của công ty.
  • Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings): Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư thay vì chia cổ tức cho cổ đông.

Vốn vay (Debt Capital): Là vốn mà doanh nghiệp vay từ các nguồn bên ngoài, bao gồm:

  • Vay ngân hàng: Khoản vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
  • Phát hành trái phiếu (Bonds): Doanh nghiệp huy động vốn từ công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu, cam kết trả lãi và hoàn vốn gốc sau một thời gian nhất định.
2.2. Phân loại theo thời gian sử dụng
Vốn ngắn hạn (Short-term Capital): Là vốn được sử dụng cho các hoạt động có thời gian dưới 1 năm, bao gồm:
  • Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Dùng để thanh toán các chi phí hàng ngày và các khoản nợ ngắn hạn.
  • Các khoản phải thu: Các khoản tiền mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp từ việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
  • Hàng tồn kho: Giá trị của các hàng hóa, nguyên vật liệu đang lưu trữ để bán hoặc sử dụng trong sản xuất.
    Vốn dài hạn (Long-term Capital): Là vốn được sử dụng cho các hoạt động có thời gian trên 1 năm, bao gồm:
    Tài sản cố định: Bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, và các tài sản dài hạn khác.
    Đầu tư dài hạn: Các khoản đầu tư vào các dự án phát triển dài hạn, như nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

 

3. Những lưu ý khi quản lý vốn kinh doanh:

Quản lý vốn kinh doanh là một khía cạnh quan trọng của việc điều hành một doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động hàng ngày, đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn, và hỗ trợ các mục tiêu phát triển dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau để gia tăng khả năng quản trị vốn cho doanh nghiệp:

3. 1. Quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Quản lý vốn lưu động hiệu quả giúp doanh nghiệp đảm bảo có đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.

Quản lý tiền mặt: Đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ tiền mặt để thanh toán các chi phí hàng ngày và các khoản nợ đến hạn. Điều này bao gồm việc dự đoán dòng tiền và lập kế hoạch cho các khoản thu và chi.
Quản lý hàng tồn kho: Giữ mức tồn kho hợp lý để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa thãi, từ đó tối ưu hóa chi phí lưu kho và đảm bảo cung cấp kịp thời cho khách hàng.
Quản lý các khoản phải thu: Theo dõi và thu hồi nợ khách hàng đúng hạn để duy trì dòng tiền ổn định. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách tín dụng và quy trình thu nợ hiệu quả.
Quản lý các khoản phải trả: Quản lý các khoản nợ đến hạn để tận dụng tối đa thời gian thanh toán mà không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

3.2. Lập kế hoạch và dự báo tài chính:

Lập kế hoạch và dự báo tài chính giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn trong tương lai và lập kế hoạch huy động vốn phù hợp, đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai.

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn: Bao gồm lập ngân sách và dự đoán dòng tiền để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính cho các hoạt động hàng ngày.
Lập kế hoạch tài chính dài hạn: Bao gồm xác định các mục tiêu phát triển dài hạn và lập kế hoạch đầu tư vào các dự án mới, mở rộng sản xuất, hoặc phát triển sản phẩm mới.
Dự báo tài chính: Dự báo doanh thu và phân tích xu hướng thị trường để từ đó xác định hạn mức vốn cần thiết để dự báo chi phí dòng tiền vào và ra trong tương lai, lên kế hoạch tiếp cận nguồn vốn từ đa dạng nguồn như ngân hàng, vay vốn doanh nghiệp hoặc kêu gọi đầu tư, tránh tình trạng “thiếu hụt vốn” gây cản trở kinh doanh.

Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn, đặc biệt là quá trình vay vốn kinh doanh, đòi hỏi sự cân nhắc và kế hoạch hóa kỹ lưỡng từ doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp vừa có đủ vốn để phát triển và đồng thời không gây ra áp lực quá mức lên tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

 

4. Làm thế nào để vay vốn kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả?

Để cân nhắc đâu là khoản vay vốn kinh doanh hiệu quả và an toàn nhất, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin khoản vay như lãi suất, điều kiện vay và thời hạn trả nợ để đưa ra những lựa chọn đúng đắn giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn đã vay.

Với khoản vay tín chấp nhanh trực tuyến e-BIZ, doanh nghiệp có thể đăng ký khoản vay với nhiều hạn mức linh hoạt từ 50 – 500 triệu đồng tùy vào mức vay vốn doanh nghiệp mong muốn.

Tìm hiểu thêm tại: Tại đây

Bên cạnh đó, với lãi suất cạnh tranh cùng thời hạn hoàn trả linh hoạt, doanh nghiệp cũng có nhiều sự lựa chọn để cân bằng bài toán tài chính, đảm bảo giảm thiểu tối đa áp lực hoàn trả. Hơn thế nữa, khoản vay tín chấp nhanh e-BIZ còn giúp doanh nghiệp đảm bảo được nguồn vốn ban đầu khi không cần cung cấp tài sản thế chấp.

Quý khách có thể liên hệ ngay hotline: 0938 316 099 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của Validus.

Chia sẻ bài viết