Trong quá trình phát triển, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn gặp phải những hiểu lầm hoặc nhận thức chưa chính xác về nguồn vốn tín chấp, khiến việc tiếp cận vốn trở thành một rào cản khó khăn. Hãy cùng khám phá bốn lầm tưởng phổ biến về việc vay vốn tín chấp doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các SMEs.
Mục lục:
1. Vay vốn chỉ dành cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn
2. Nguồn vốn doanh nghiệp uy tín thì chỉ có thể đến từ ngân hàng
3. Thủ tục vay tín chấp phức tạp và mất nhiều thời gian
4. Lãi suất vay tín chấp cao hơn nhiều so với vay thế chấp
5. Validus – “Cầu nối” thu hẹp khoảng cách tiếp cận vốn SMEs
1. Vay vốn chỉ dành cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn
Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến mà nhiều SMEs gặp phải khi suy nghĩ rằng vay vốn chỉ nên thực hiện khi doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Thực tế, việc vay vốn SMEs không chỉ là một biện pháp cứu trợ trong lúc nguy cấp mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp ổn định dòng tiền để phát triển bền vững và thậm chí đẩy mạnh tăng trưởng.
Nguồn vốn bổ sung giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, mở rộng thị trường hoặc thực hiện các chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh. Ví dụ, khi có vốn, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng lớn hơn, hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất để tăng năng suất. Không tận dụng những đòn bẩy tài chính mạnh mẽ đặc biệt từ các nguồn hỗ trợ vốn linh động uy tín, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải mất lâu hơn hoặc thập chí vụt mất cơ hội phát triển trước mắt. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế hiện tại mà còn giúp họ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
2. Nguồn vốn doanh nghiệp uy tín thì chỉ có thể đến từ ngân hàng
Ngân hàng sở hữu nguồn vốn lớn và song song với đó là những chính sách cho vay vô cùng hấp hẫn. Khi nghĩ đến việc vay vốn kinh doanh, chắc chắn một điều hầu như các doanh nghiệp SME đều để ngân hàng là sự lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, việc xin hỗ trợ vốn kinh doanh từ ngân hàng không phải là một bài toán đơn giản với các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ.
Các ngân hàng thường ưu tiên các doanh nghiệp có tài sản đảm bảo lớn, lịch sử tín dụng mạnh và dòng tiền ổn định cùng quy trình xét duyệt phức tạp, yêu cầu khắt khe về nhiều thành phần hồ sơ tín chấp và điều kiện đi kèm khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp SMEs khó lòng đáp ứng được đầy đủ. Điều này vô tình tạo ra một rào cản lớn, làm giảm tiềm năng phát triển và giảm khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, quan niệm về việc chỉ có ngân hàng mới cung cấp được nguồn vốn doanh nghiệp uy tín để hỗ trợ hoạt động kinh doanh là không phải, những giải pháp từ các đơn vị tài chính doanh nghiệp hàng đầu ngày càng có nhiều chỗ đứng trên thị trường nhằm đáp ứng được các nhu cầu hỗ trợ vốn của SMEs, bù đắp vào khoảng trống tiếp cận vốn từ các ngân hàng truyền thống. Do đó, SMEs dễ dàng mở rộng khả năng tiếp cận vốn và nắm bắt cơ hội tăng trưởng, ngay cả khi chưa đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn truyền thống.
3. Thủ tục vay tín chấp phức tạp và mất nhiều thời gian
Một suy nghĩ sai lầm khác là quy trình vay tín chấp rất rườm rà và tốn kém thời gian. Nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt thủ tục, hồ sơ và thời gian chờ đợi dài. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ tài chính, quy trình này đã được tối ưu hóa đáng kể. Nhiều tổ chức tài chính hiện nay áp dụng hệ thống xét duyệt nhanh, thậm chí có thể hoàn tất trong vòng vài ngày nếu doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Điều quan trọng là SMEs cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đối tác tài chính uy tín để đảm bảo quy trình diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
4. Lãi suất vay tín chấp cao hơn nhiều so với vay thế chấp
Một trong những lý do khiến lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với vay thế chấp là do rủi ro cao hơn mà tổ chức tài chính phải chịu khi không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, mức chênh lệch lãi suất không phải lúc nào cũng quá lớn và thường chỉ cao hơn khoảng 2-3%.
Vay tín chấp mang lại sự linh hoạt về tài sản, thủ tục đơn giản, và thời gian xét duyệt nhanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn kịp thời. Điều này đặc biệt hữu ích cho các SMEs cần khoản vay ngắn hạn, nhỏ, mà không muốn thế chấp tài sản. Mặc dù lãi suất cao hơn, nhưng giá trị của sự linh hoạt và tốc độ xử lý có thể khiến vay tín chấp trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp.
Validus – “Cầu nối” thu hẹp khoảng cách tiếp cận vốn SMEs:
Là nền tảng hỗ trợ vốn doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, Validus Việt Nam mang trên mình sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và sự uy tín tích lũy, Validus đã nghiên cứu và phát triển nhiều giải pháp tài chính dành cho doanh nghiệp SMEs, đặc biệt có thể kể đến Giải pháp vay vốn kinh doanh trực tuyến e-BIZ dành riêng cho doanh nghiệp SMEs với những ưu điểm đặc trưng:
- Hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng: Được thiết kế linh hoạt phù hợp với quy mô và nhu cầu của từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh doanh ngay tức thì.
- Quy trình đăng ký đơn giản và thuận tiện: Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình đăng ký hoàn toàn trực tuyến, nhanh chóng và dễ dàng, hạn chế tối đa các thủ tục và giấy tờ phức tạp.
- Chính sách lãi suất cạnh tranh: Lãi suất tại Validus được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt, lãi suất cố định suốt thời gian vay, giúp doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch tài chính mà không lo biến động lãi suất.
- Thời gian xét duyệt nhanh chóng: Khoản vay được giải ngân trong vòng 48 giờ sau khi được phê duyệt, đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn kịp thời để giải quyết các nhu cầu tài chính khẩn cấp.
- Đánh giá khách quan, mở rộng khả năng tiếp cận vốn: Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như tài sản đảm bảo hoặc doanh thu, Validus sử dụng các công cụ đánh giá thông minh dựa trên dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), và các yếu tố đa dạng để đánh giá tín dụng của doanh nghiệp.
Việc vượt qua các rào cản tài chính giờ đây không còn quá khó khăn với sự hỗ trợ của Validus. Bằng cách cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt và minh bạch, Validus tiếp sức cho doanh nghiệp SMEs vượt qua mọi trở ngại, nhanh chóng tận dụng cơ hội phát triển và đạt được những bước tiến quan trọng trong hành trình kinh doanh.
Không chỉ đơn thuần là một giải pháp tài chính, Validus còn là cầu nối giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tìm hiểu thêm tại Tài trợ vốn kinh doanh e-BIZ
Ngoài ra, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm sản phẩm khác với đa dạng hạn mức và quy mô của Validus tại đây hoặc tại đây.
Liên hệ ngay hotline: 0938 316 099 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của Validus.