Thông báo: Sản phẩm Tài trợ Vốn kinh doanh trực tuyến eBIZ hoàn toàn mới!

/

/

Uncategorized

/

Mặc Dù Chiếm 94% Số Lượng Doanh Nghiệp, 70% MSMEs tại Việt Nam Gặp Khó Trong Việc Tiếp Cận Vốn – CEO Validus Việt Nam chia sẻ tại Hội Nghị Nhà Đầu Tư Quốc Tế 2024 do VinaCapital tổ chức

Mặc Dù Chiếm 94% Số Lượng Doanh Nghiệp, 70% MSMEs tại Việt Nam Gặp Khó Trong Việc Tiếp Cận Vốn – CEO Validus Việt Nam chia sẻ tại Hội Nghị Nhà Đầu Tư Quốc Tế 2024 do VinaCapital tổ chức

Vào sáng ngày 09/10/2024, Hội Nghị Nhà Đầu Tư Quốc Tế 2024 do VinaCapital tổ chức quy tụ những chuyên gia đại diện cho những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, công nghệ, sản xuất thực phẩm tiêu dùng như: Validus, Quickom, Kido Group, Tập đoàn Vĩnh Hoàn,…

Bên cạnh đó, ông Hoàng Đức Trung, người đứng đầu VinaCapital Ventures, đã điều phối phiên thảo luận về các thương vụ thoái vốn gần đây cùng với CFO của Huize Holdings và nhà đồng sáng lập của Oxley Bridge Capital.

Ông Đinh Văn Bình – CEO của Validus Vietnam, đã tham gia với tư cách diễn giả khách mời tại Hội Nghị Nhà Đầu Tư 2024. Tại đây, ông đã chia sẻ những phân tích chuyên sâu về thực trạng và tiềm năng của thị trường vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam, cùng những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Ông cũng trình bày tầm nhìn và giải pháp của Validus nhằm hỗ trợ SMEs ở Đông Nam Á, giúp họ rút ngắn khoảng cách tiếp cận nguồn vốn cần thiết để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại Việt Nam.

Ông Bình – CEO của Validus Việt Nam chia sẻ về tổng quan thị trường SMEs Lending tại Hội Nghị Nhà Đầu Tư 2024 do VinaCapital tổ chức

 

Tại sao SMEs cần được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn?

 

Mở đầu phần trình bày, CEO Validus Việt Nam đã giải thích lý do tại sao SMEs lại là phân khúc chiến lược và tiềm năng mà công ty lựa chọn để phát triển sản phẩm và dịch vụ. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới,  SMEs chiếm 94% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp hơn 40% GDP toàn quốc, trong khi đó, thị trường tài chính vốn dành cho các SME tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khoảng trống lên tới 24 tỷ USD. Các ngân hàng thương mại, với chiến lược thận trọng và ưu tiên an toàn tài chính, thường chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vốn chỉ chiếm 10% chuỗi giá trị toàn phân khúc. Tình hình này đã tạo ra một khoảng trống lớn cho các SME, một thị trường mà đến 70% vẫn chưa được khai thác. 

Theo nhận định của ông Bình, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp SMEs đã chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 16% mỗi năm trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 12% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2025. Đặc biệt, cho vay SMEs được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm trong cùng giai đoạn này. Tuy nhiên, dự báo cho thấy vẫn còn khoảng 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính vào năm 2025.

Chia sẻ về động lực của Validus, ông Bình cho biết: “Chúng tôi tin rằng SMEs không chỉ là xương sống của nền kinh tế mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự sáng tạo và đổi mới. Việc tập trung vào phân khúc này giúp chúng tôi không chỉ tạo ra lợi nhuận nhờ giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế chung”.

“Chúng tôi tin rằng SMEs không chỉ là xương sống của nền kinh tế mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự sáng tạo và đổi mới.” – Ông Bình

 

Vậy đâu là lý do khiến khoảng cách tiếp cận vốn của SMEs lớn đến vậy?

 

Ông Đinh Văn Bình đã chỉ ra những khó khăn chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính. Một trong những rào cản lớn nhất là thiếu tài sản đảm bảo, khi nhiều SMEs không có đủ tài sản cố định để bảo lãnh cho khoản vay. Ngoài ra những rào cản tiếp cận vốn khác của SMEs như các hầu hết các quy trình tài trợ vốn hiện hữu còn khá truyền thống và thủ công, cũng như việc quản trị tài chính và ghi nhận doanh thu của nhiều SMEs vẫn còn chưa đảm bảo hoàn toàn tính minh bạch và chuẩn chỉnh.

Những khó khăn này không chỉ cản trở sự phát triển của SMEs mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, điều này cho thấy cần có các giải pháp sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn.

Cụ thể, ông Bình nhấn mạnh: “Các SMEs thường không có đủ tài sản đảm bảo để đáp ứng yêu cầu vay vốn. Điều này dẫn đến việc 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính,  không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của họ mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.”

 

Ông Hoàng Đức Trung – giám đốc điều hành VinaCapital Ventures

 

Đâu là điểm khác biệt dẫn đến sự thành công của Validus?

 

Để giải quyết những vấn đề này, Validus đã phát triển một mô hình Hybrid hoàn toàn khác biệt, kết hợp đổi mới công nghệ và chiến lược tài chính sáng tạo. Theo ông Đinh Văn Bình, Validus đã đầu tư vào nền tảng cho vay kỹ thuật số, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quá trình kiểm định hồ sơ. Điều này cho phép công ty tự động hóa quy trình cho vay, từ đó tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro.

 

Đặc biệt, việc kết hợp với các đối tác ngân hàng, hợp tác với các nhà cung cấp, đối tác trong chuỗi cung ứng và thương mại điện tử để mở rộng hệ sinh thái toàn diện, cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp cho khách hàng SMEs cũng là yếu tố mà Validus đặc biệt chú trọng.

 

Ông Bình nhấn mạnh việc không ngừng đổi mới trong công nghệ, quy trình và hoạt động kết hợp đối tác nhằm giải quyết nhu cầu vốn của SMEs

 

Ông Bình cho biết, tính đến nay, Validus đã giải ngân thành công hơn 5 tỷ SGD cho hơn 120,000 SMEs trên toàn Đông Nam Á, khẳng định cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách tiếp cận nguồn vốn cần thiết để tăng trưởng và phát triển. 

Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.”

Dù có rất nhiều thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhưng với bối cảnh thị trường và sự phát triển của nền kinh tế số, SMEs tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Ông Bình nhấn mạnh, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp này, Validus phải không ngừng tối ưu hóa mô hình và chiến lược kinh doanh, tận dụng công nghệ để nâng cao khả năng đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu đặc trưng của doanh nghiệp SMEs.

 

  • Validus – Nền tảng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) số #1 Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore, hiện Validus đã có mặt tại 4 quốc gia bao gồm Singapore, Indonesia, Thailand, và Việt Nam.
  • Validus được hỗ trợ từ các Chủ đầu tư danh tiếng như: Add Ventures, Vertex, FMO, K3 Ventures, Openspace và 01Fintech.
  • Validus đồng thời có những cổ đông chiến lược tại Việt Nam như: VinaCapital Ventures, TTC Group, DO Ventures, và Reazon Holdings.

 

Đọc thêm: 130 nhà đầu tư trên thế giới tham gia hội nghị nhà đầu tư của VinaCapital

Tìm hiểu thêm tại Tài trợ vốn kinh doanh e-BIZ dành riêng cho doanh nghiệp SMEs.

Ngoài ra, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm sản phẩm khác với đa dạng hạn mức và quy mô của Validus tại đây hoặc tại đây.

Chia sẻ bài viết