Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, thuật ngữ “Fintech” hay còn gọi là công nghệ tài chính, ngày càng nhiều người dùng biết đến và lựa chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến như internet, điện thoại di động, điện toán đám mây, và phần mềm mã nguồn mở nhằm cải tiến hoạt động tài chính của mình.
Sự xuất hiện của Fintech đã mang đến sự thay đổi căn bản cho ngành dịch vụ tài chính nhờ các ưu điểm vượt trội như tốc độ xử lý nhanh, giao dịch đơn giản, hiệu quả cao, cùng khả năng bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư. Ngoài ra, Fintech còn mở ra cơ hội trao quyền cho khách hàng, cho phép họ kiểm soát tốt hơn các giao dịch tài chính và quyết định đầu tư của mình.
1. Tổng quan thị trường Fintech tại Việt Nam
Quy mô thị trường: Trong những năm gần đây, fintech đã biến đổi hàng loạt dịch vụ tài chính, nhanh chóng được áp dụng và thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư toàn cầu. Ngành công nghiệp fintech non trẻ của Việt Nam đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cho vay P2P, huy động vốn từ cộng đồng, thanh toán kỹ thuật số, tài sản tiền điện tử và công nghệ bảo hiểm.
- Fintech Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, từ 39 công ty vào năm 2015 lên hơn 260 công ty vào cuối năm 2022. Tổng giá trị giao dịch fintech năm 2023 đạt 27,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 31,6 tỷ USD vào năm 2024, với các phân khúc nổi bật như thanh toán số, cho vay ngang hàng (P2P Lending), blockchain và bảo hiểm công nghệ.
- Hiện tại, Việt Nam là nơi có hơn 130 công ty khởi nghiệp FinTech phục vụ nhiều khách hàng và cung cấp nhiều loại dịch vụ, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, tài chính thay thế, quản lý tài sản và blockchain, cùng nhiều dịch vụ khác. Không gian fintech của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, được hỗ trợ bởi các quy định, chính sách của chính phủ và sức hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á. (Theo Mordor Intelligence)
2. Tiềm năng của SME Lending:
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, SMEs chiếm 94% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp hơn 40% GDP toàn quốc, trong khi đó, thị trường tài chính vốn dành cho các SME tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khoảng trống lên tới 24 tỷ USD. Các ngân hàng thương mại, với chiến lược thận trọng và ưu tiên an toàn tài chính, thường chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vốn chỉ chiếm 10% chuỗi giá trị toàn phân khúc. Tình hình này đã tạo ra một khoảng trống lớn cho các SME, một thị trường mà đến 70% vẫn chưa được khai thác.
Do đó, có thể nói SME Lending được xem là lĩnh vực vô cùng tiềm năng bởi:
- Hỗ trợ phát triển SME: SME Lending đang trở thành động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phát triển. Các nền tảng cho vay số cung cấp quy trình duyệt vay nhanh chóng, minh bạch, và không yêu cầu tài sản thế chấp, giúp SME dễ dàng nhận vốn để mở rộng kinh doanh
- Công nghệ tối ưu hóa cho vay: Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) được ứng dụng để đánh giá rủi ro tín dụng và cá nhân hóa các dịch vụ vay vốn. Điều này không chỉ tăng hiệu quả cho vay mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Tăng khả năng tiếp cận vốn: SME lending là một lĩnh vực quan trọng trong fintech, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua rào cản tài chính. Các công ty như GIMO đang cung cấp các giải pháp linh hoạt như thanh toán trước lương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động
- Đóng góp vào nền kinh tế: Việc gia tăng tiếp cận vốn cho SMEs không chỉ thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế tổng thể. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược số hóa toàn diện của Việt Nam.
3. Giới thiệu về Validus:
Là một công ty Fintech được thành lập năm 2015 tại Singapore, với quá trình không ngừng phát triển, Validus hiện đang là nền tảng tài trợ vốn SME số1 tại Đông Nam Á. Cho đến nay, Validus đã giải ngân được hơn 5,45 tỷ SGD (hơn 100 nghìn tỷ đồng) cho hơn 120.000 doanh nghiệp SME tại các thị trường Singapore, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan).
Nhờ sử dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để cải thiện quy trình xét duyệt tín dụng, Validus đã giúp các SME dễ dàng tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và minh bạch. Validus cũng đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín nhờ vào tác động tích cực đối với lĩnh vực tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tại Việt Nam, Validus hợp tác với các đối tác như TTC Group và Do Ventures, tập trung hỗ trợ tài chính cho các SME, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh và nhu cầu chuyển đổi số, góp phần giảm khoảng cách tài trợ cho các SME thông qua các sáng kiến đổi mới và mạng lưới đối tác mạnh mẽ.
Trong khoảng thời gian tới, Validus đặt mục tiêu không chỉ giúp SMEs dễ dàng thu hẹp khoảng cách vốn mà còn thúc đẩy phát triển bền vững cho toàn bộ hệ sinh thái SME, góp phần xây dựng một cộng đồng fintech bền vững và phát triển vượt trội.