Việc vay vốn luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là khi phải đối mặt với những thủ tục hành chính phức tạp. Do đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp SMEs và các tổ chức tài chính là yếu tố quan trọng để vượt qua những khó khăn này, giải quyết những khó khăn trong quá trình vay vốn doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ là cẩm nang chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình vay vốn dành riêng cho SMEs, tăng cơ hội xét duyệt thành công cho doanh nghiệp.
Mục lục:
1. Hoạt động của doanh nghiệp SMEs
- 1.1 Quy mô và cơ cấu tổ chức
- 1.2. Quản lý và điều hành
- 1.3. Chiến lược kinh doanh
- 1.4. Khả năng tài chính
2. Lý do doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn khi vay vốn
- 2.1. Nguồn vốn hạn chế:
- 2.2. Cấu trúc vốn đơn giản:
- 2.3. Chi phí vốn cao:
- 2.4. Hạn chế tiếp cận nguồn vốn
- 2.5. Thời gian thẩm định kéo dài
3. Giải pháp giúp doanh nghiệp SMEs vay vốn hiệu quả
4. Giải pháp tiếp cận vốn doanh nghiệp tại Validus
1. Hoạt động của doanh nghiệp SMEs:
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), số lượng doanh nghiệp SME Việt Nam sẽ bùng nổ lên đến 2,4 triệu vào năm 2030, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp cả nước.
Đóng góp hơn 40% tổng GDP cả nước và được xem là “trụ cột” của nền kinh tế hiện nay, SMEs mang những đặc điểm vừa có thể là thế mạnh khi đảm bảo tính linh hoạt, thích nghi nhanh chóng giữa nền kinh tế biến động nhưng cũng có thể là điểm yếu khi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững:
1.1 Quy mô và cơ cấu tổ chức:
- Quy mô vốn: Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có nguồn vốn không lớn, dao động từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.
- Số lượng nhân viên: Số lượng lao động tại SMEs thường dao động từ 10 đến 200 người, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô cụ thể.
1.2. Quản lý và điều hành
- Quy trình ra quyết định: Thường linh hoạt và nhanh chóng hơn so với các doanh nghiệp lớn. Chủ doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo cấp cao có vai trò quyết định chính, và có thể trực tiếp giám sát nhiều khía cạnh của doanh nghiệp.
- Cấu trúc tổ chức: Thường phẳng hơn với ít tầng lớp quản lý, cho phép sự giao tiếp trực tiếp và hiệu quả giữa các cấp bậc.
1.3. Chiến lược kinh doanh:
- Tập trung vào thị trường ngách: SMEs thường tìm cách chiếm lĩnh thị trường ngách, nơi mà các doanh nghiệp lớn ít quan tâm hoặc khó cạnh tranh.
- Sản phẩm và dịch vụ: Các SMEs thường phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo hoặc chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu cụ thể của thị trường.
1.4. Khả năng tài chính:
- Nguồn vốn: SMEs thường phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng, các nền tảng tài chính uy tín hoặc vốn tự có. Họ cũng có thể tiếp cận các chương trình hoặc giải pháp hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân.
- Quản lý dòng tiền: Nhiều doanh nghiệp SMEs gặp tình trạng số liệu báo cáo tài chính có sự khác biệt, thiếu tài sản đảm bảo. Nguyên nhân là do phần lớn những báo cáo tài chính của doanh nghiệp không được kiểm toán, báo cáo thuế có sự khác biệt với báo cáo tài chính nội bộ, các chứng từ kế toán mà doanh nghiệp sử dụng không đáp ứng đúng chuẩn theo quy định của ngân hàng,…
2. Lý do doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn khi vay vốn:
Có thể nói, việc quản lý dòng tiền và tối ưu hóa nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với SMEs, do quy mô vốn hạn chế và khả năng chịu đựng rủi ro tài chính thấp hơn. Hơn thế nữa, việc tiếp cận nguồn vốn của SMEs cũng gặp rất nhiều rào cản do:
2.1. Nguồn vốn hạn chế:
Phần lớn SMEs bắt đầu từ nguồn vốn tự có của chủ sở hữu, thường là số tiền tích lũy được hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè.
Việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác cũng thường khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do SMEs thường thiếu tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng chưa đầy đủ hoặc quy mô hoạt động còn nhỏ.
2.2. Cấu trúc vốn đơn giản:
Cấu trúc vốn của SMEs thường đơn giản, chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu và một số ít khoản vay ngắn hạn. Việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn thường ít phổ biến hơn so với các doanh nghiệp lớn.
2.3. Chi phí vốn cao:
Do rủi ro tín dụng cao hơn, SMEs thường phải trả lãi suất vay cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Các chi phí liên quan đến việc huy động vốn, như phí tư vấn, phí thẩm định, thường chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số vốn huy động được.
2.4. Hạn chế tiếp cận nguồn vốn:
Doanh nghiệp SMEs thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng do các tiêu chí xét duyệt khắt khe, quy trình rườm rà và yêu cầu hồ sơ tài chính đầy đủ, chính xác. Đặc biệt, việc thiếu tài sản thế chấp đáng kể càng làm gia tăng khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
2.5. Thời gian thẩm định kéo dài:
Thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ thường kéo dài hơn so với các doanh nghiệp lớn do lịch sử tín dụng hạn chế, chưa có đủ hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và khả năng trả nợ. Các quy trình thẩm định tại các tổ chức tài chính thường khá phức tạp và tốn thời gian do chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng.
3. Giải pháp giúp doanh nghiệp SMEs vay vốn hiệu quả
Để giúp doanh nghiệp SMEs vượt qua những khó khăn trong việc tiếp cận vốn, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức tài chính, doanh nghiệp cũng cần chủ động thực hiện một số giải pháp sau:
- Cải thiện quản trị nội bộ: Doanh nghiệp SMEs nên tập trung hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính, đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác. Việc tư vấn từ các chuyên gia tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý.
- Chọn gói vay phù hợp: SMEs nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm vay của các nền tảng tài chính, so sánh lãi suất, ưu đãi và lựa chọn gói vay phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng hoàn trả.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết: Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ giúp các tổ chức tài chính đánh giá được tiềm năng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Mở rộng mạng lưới quan hệ: Mạng lưới quan hệ rộng sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác và nguồn vốn mới.
- Tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước: Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo cho doanh nghiệp SMEs.
Bằng cách chủ động điều chỉnh những thiếu sót và triển khai những định hướng mới, doanh nghiệp SMEs sẽ có thể gia tăng đáng kể cơ hội tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để phát triển.
4. Giải pháp tiếp cận vốn doanh nghiệp tại Validus
Được thành lập từ 2019, Validus Việt Nam vẫn luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, mang đến những cơ hội tiếp cận tài chính thuận lợi hơn cùng sự thay đổi tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Với kinh nghiệm và sự uy tín tích lũy, Validus đã nghiên cứu và phát triển nhiều giải pháp tài chính dành cho doanh nghiệp SMEs, đặc biệt có thể kể đến Giải pháp vay vốn kinh doanh trực tuyến e-BIZ dành riêng cho doanh nghiệp SMEs với những ưu điểm đặc trưng:
- Hạn mức tối đa lên đến 500 triệu đồng: Đáp ứng theo từng quy mô và nhu cầu cho doanh nghiệp.
- Quy trình đơn giản, dễ dàng: Với quy trình hỗ trợ chuyên nghiệp, quá trình đăng ký 100% trực tuyến đơn giản, nhanh chóng, hạn chế rắc rối khi chuẩn bị thủ tục, giấy tờ.
- Chính sách lãi suất hấp dẫn: Lãi suất tại Validus được nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng để đảm bảo quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp đăng ký khoản vay. Ngoài ra, lãi suất cam kết không tăng trong suốt quá trình vay vốn kinh doanh không thế chấp của khách hàng, từ đó dễ dàng hơn cho doanh nghiệp khi lên kế hoạch trong khoảng thời gian cần thiết.
- Thời gian xét duyệt nhanh chóng: Khoản vay được giải ngân ngay sau 48 giờ kể từ khi phê duyệt, đảm bảo nguồn vốn được tiếp cận kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn cấp thiết của doanh nghiệp.
Có thể nói, e-BIZ là một giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách tiếp cận vốn, từ đó giải quyết nhanh chóng các khó khăn tài chính và chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Từ đó, đóng góp thêm động lực thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của SMEs nói riêng và cho cộng đồng doanh nghiệp chung.
Tìm hiểu thêm tại Tài trợ vốn kinh doanh e-BIZ
Ngoài ra, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm sản phẩm khác với đa dạng hạn mức và quy mô của Validus tại đây.
Hoặc sản phẩm hợp tác cùng đối tác Bizzi tại đây.
Liên hệ ngay hotline: 0938 316 099 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của Validus.