Thông báo: Sản phẩm Tài trợ Vốn kinh doanh trực tuyến eBIZ hoàn toàn mới!

/

/

Uncategorized

/

Đòn bẩy hay “đòn bẫy” tài chính – Công thức bứt phá cho SMEs

Đòn bẩy hay “đòn bẫy” tài chính – Công thức bứt phá cho SMEs

Khi cơ hội đầu tư xuất hiện nhưng bạn lại đang đối diện với tình trạng thiếu hụt vốn, đòn bẩy tài chính trở thành một công cụ quan trọng giúp bạn khai thác cơ hội mà tưởng chừng không thể thực hiện với số vốn hiện có. Tuy nhiên, để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, việc hiểu rõ bản chất và những rủi ro liên quan là rất cần thiết.

Mục lục:

  1. Đòn bẩy tài chính là gì?
  2. Công thức tính đòn bẩy tài chính
  3. Vai trò của đòn bẩy tài chính
  • 3.1. Mở rộng khả năng đầu tư
  • 3.2. Giải quyết thiếu hụt vốn
  • 3.3. Giảm thuế
  1. Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
  • 4.1. Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác
  • 4.2. Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác
  • 4.3. Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác
  1. Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
  • 5.1. Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác
  • 5.2. Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác
  • 5.3. Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác
  1. Giải pháp đòn bẩy giúp doanh nghiệp tránh xa “đòn bẫy”

 

  1. Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay để đầu tư với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ tăng, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận. Bản chất của đòn bẩy tài chính nằm ở việc sử dụng nguồn lực tài chính từ bên ngoài để tạo ra lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có.

Ưu điểm:

  • Tăng khả năng sinh lợi: Giúp tăng khả năng sinh lợi bằng cách tăng vốn đầu tư mà không cần tăng vốn tự có.
  • Tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận: Nếu tài sản tăng giá trị, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn rất nhiều so với việc đầu tư hoàn toàn bằng vốn tự có.

Nhược điểm:

  • Tăng rủi ro tài chính: Nếu đầu tư không đạt kết quả như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể đối mặt với rủi ro mất mát lớn hơn, bao gồm việc phải trả nợ vay và lãi suất.
  • Áp lực lên tài chính cá nhân: Khoản vay và lãi suất phải trả đặt một áp lực lớn lên tài chính cá nhân của nhà đầu tư.

Ví dụ:

Chị D là chủ một cửa hàng quần áo và muốn mở rộng kinh doanh bằng cách nhập thêm một lô hàng mới trị giá 800 triệu đồng. Tuy nhiên, chị chỉ có 300 triệu đồng vốn sẵn có. Nếu chỉ sử dụng vốn tự có, chị D chỉ có thể mua được một phần lô hàng trị giá 300 triệu đồng.

Giả sử lợi nhuận gộp từ việc bán quần áo là 50%. Nếu chỉ dùng vốn tự có, chị D có thể thu về doanh thu là 300 triệu + (300 triệu x 50%) = 450 triệu đồng.

Tính toán lợi nhuận không vay vốn:

  • Doanh thu: 450 triệu đồng
  • Lợi nhuận thuần: 450 triệu – 300 triệu = 150 triệu đồng

Để có thể nhập toàn bộ lô hàng, chị D quyết định vay thêm 500 triệu đồng từ một đơn vị cho vay tín chấp với lãi suất 18%/năm, trong thời hạn 6 tháng. Tổng vốn đầu tư khi đó là 800 triệu đồng, đủ để mua toàn bộ lô hàng.

Sau khi bán hết hàng, doanh thu đạt được là 800 triệu + (800 triệu x 50%) = 1 tỷ 200 triệu đồng.

Tính toán lợi nhuận khi vay vốn:

  • Doanh thu: 1 tỷ 200 triệu đồng
  • Tổng chi phí vay (gốc và lãi): 500 triệu + (500 triệu x 9%) = 545 triệu đồng (với 18%/năm cho 6 tháng)
  • Lợi nhuận thuần: 1 tỷ 200 triệu – 545 triệu – 300 triệu = 355 triệu đồng

So sánh hai trường hợp, nếu không vay vốn, chị D chỉ kiếm được lợi nhuận 150 triệu đồng. Khi vay thêm 500 triệu đồng, lợi nhuận thuần tăng lên 355 triệu đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính, dù phải trả lãi suất 18%/năm trong vòng 6 tháng, vẫn giúp chị D thu được lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng vốn tự có. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với rủi ro nếu hàng hóa không bán được như dự kiến hoặc thị trường không thuận lợi.

  1. Công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Công thức phổ biến để tính đòn bẩy tài chính là:

Đòn bẩy tài chính = Tổng nợ / Tổng tài sản

Ngoài ra, còn có một công thức khác để tính đòn bẩy tài chính, dựa trên tác động của nó đến lợi nhuận:

Đòn bẩy tài chính = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lợi nhuận ròng

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trước khi trừ chi phí lãi vay và thuế.
  • Lợi nhuận ròng là lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ tất cả các chi phí, bao gồm chi phí lãi vay và thuế.

Ví dụ:

Công ty ABC, một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, muốn mở rộng dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tổng chi phí cho dự án mở rộng là 4 tỷ đồng. Công ty có 1,5 tỷ đồng vốn tự có và quyết định vay thêm 2,5 tỷ đồng từ một tổ chức cho vay tín chấp với lãi suất 20%/năm, thời hạn vay là 1 năm.

Dự kiến lợi nhuận:

  • Doanh thu từ dây chuyền sản xuất mới: 8 tỷ đồng
  • Chi phí hoạt động (bao gồm nguyên liệu, nhân công, và chi phí quản lý): 4 tỷ đồng
  • Chi phí lãi vay: 2,5 tỷ đồng x 20% = 500 triệu đồng
  • Chi phí trả nợ gốc: 2,5 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

Công thức:
EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động

Tính toán:
EBIT = 8 tỷ – 4 tỷ = 4 tỷ đồng

Lợi nhuận ròng:

Công thức:
Lợi nhuận ròng = EBIT – Chi phí lãi vay – Chi phí trả nợ gốc

Tính toán:
Lợi nhuận ròng = 4 tỷ – 500 triệu – 2,5 tỷ = 1 tỷ đồng

Tính Đòn Bẩy Tài Chính:

Công thức:
Đòn bẩy tài chính = EBIT / Lợi nhuận ròng

Tính toán:
Đòn bẩy tài chính = 4 tỷ / 1 tỷ = 4

Kết Quả:

Đòn bẩy tài chính của công ty ABC là 4, điều này có nghĩa là công ty đã sử dụng vốn vay để tạo ra lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) cao gấp 4 lần lợi nhuận ròng. Việc vay 2,5 tỷ đồng với lãi suất 20%/năm đã giúp công ty đầu tư vào việc mở rộng sản xuất. Sau khi trả nợ gốc và lãi, công ty thu được lợi nhuận ròng là 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã tăng khả năng sinh lợi, nhưng cũng mang theo rủi ro nếu doanh thu không đạt như kỳ vọng.

  1. Vai trò của đòn bẩy tài chính

3.1. Mở rộng khả năng đầu tư

Đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp tăng lượng vốn đầu tư bằng cách vay vốn. Điều này cho phép họ mở rộng phạm vi đầu tư và tận dụng các cơ hội đầu tư có lợi.

3.2. Giải quyết thiếu hụt vốn

Đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính giúp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng các cơ hội phát triển, chẳng hạn khi cần thỏa mãn một nhu cầu đang tăng cao trên thị trường.

3.3. Giảm thuế

Chi phí lãi vay có thể được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, giúp doanh nghiệp giảm mức thuế phải đóng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không phải đóng nhiều thuế hơn, cũng như duy trì sự linh hoạt tài chính và khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

  1. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

4.1. Định nghĩa DFL:

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage – DFL) đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) khi có sự thay đổi trong lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). DFL giúp nhà đầu tư hiểu rõ mức độ rủi ro liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Công Thức Tính DFL: DFL=EBIT/(EBIT−I) 

Trong đó:

  • EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
  • I: Chi phí lãi vay.

Ví dụ: 

Anh C là chủ một công ty thời trang với tổng vốn đầu tư là 100 triệu VNĐ, trong đó, anh có 50 triệu VNĐ là vốn chủ sở hữu và vay thêm 50 triệu VNĐ từ nền tảng tài chính với lãi suất 18%/năm. Công ty của anh dự kiến sản xuất và tiêu thụ 10,000 sản phẩm với giá bán 20,000 VNĐ mỗi sản phẩm. Chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 14,000 VNĐ và tổng chi phí cố định là 40 triệu VNĐ.

Áp dụng:

  • Doanh thu: 10,000 sản phẩm × 20,000 VNĐ = 200 triệu VNĐ
  • Chi phí biến đổi: 10,000 sản phẩm × 14,000 VNĐ = 140 triệu VNĐ
  • Chi phí cố định: 40 triệu VNĐ
  • Lãi vay phải trả (I): 50 triệu VNĐ × 18% = 9 triệu VNĐ
  • EBIT: 200 triệu VNĐ – 140 triệu VNĐ – 40 triệu VNĐ = 20 triệu VNĐ

Áp dụng công thức tính DFL:

DFL =20 triệu/(20 triệu−9 triệu) ≈ 1.82  

Con số này cho biết rằng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng hoặc giảm 1%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm khoảng 1.82%.

4.2. Ứng Dụng Trong Thực Tế
4.2.1. Doanh Nghiệp
  • Quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để tối ưu hóa lợi nhuận mà không tăng quá nhiều rủi ro.
  • Chiến lược đầu tư: Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể là một phần của chiến lược đầu tư dài hạn nhằm tăng trưởng nhanh hơn.
4.2.2. Nhà Đầu Tư Cá Nhân
  • Quyết định đầu tư: Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng chịu đựng rủi ro của mình trước khi quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính.
  • Lập kế hoạch tài chính: Việc lập kế hoạch tài chính cẩn thận sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận khi sử dụng đòn bẩy.
  1. Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

5.1. Mở rộng nguồn tiền từ các nguồn khác
  • Vay vốn tổ chức: Đầu tư và trả lãi/lãi và gốc theo kỳ hạn.
  • Huy động vốn từ cổ đông: Phát hành cổ phiếu để thu hút vốn.
5.2. Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác
  • Liên kết và sáng tạo chung: Hợp tác với những người có ý tưởng sáng tạo để xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả.
  • Học hỏi từ nhà đầu tư chuyên nghiệp: Kết hợp kinh nghiệm của bạn với kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp để tối ưu hóa kết quả đầu tư.
5.3. Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác
  • Tạo tài sản thông qua nguồn lực tập thể: Sử dụng thời gian và năng lực của nhân sự để tạo ra nhiều tài sản hơn.
  • Thuê người thay mình làm việc: Thuê nhân sự và ủy quyền trách nhiệm để đạt được sức mạnh tập thể.

Đòn bẩy tài chính là “con dao 2 lưỡi” bởi nó vừa là công cụ cần thiết có thể mang đến quả ngọt cho quá trình kinh doanh nhưng cũng đầy rủi ro vì tính thiếu bền vững. Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách khôn ngoan sẽ giúp tạo ra cơ hội tài chính lớn hơn bạn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn cần hiểu rõ cơ hội và rủi ro, có kiến thức về tài chính, và luôn duy trì tính cẩn trọng.

  1. Giải pháp đòn bẩy giúp doanh nghiệp tránh xa “đòn bẫy”

Để đảm bảo tính an toàn cho việc ứng dụng đòn bẩy tài chính vào kinh doanh một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần ưu tiên trong việc lựa chọn có một đơn vị hỗ trợ và cung cấp giải pháp đòn bẩy tài chính uy tín, minh bạch. Hơn nữa, việc tìm kiếm giải pháp có mức lãi suất phù hợp cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sức khỏe tài chính, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm đầy biến động như hiện nay.

Validus – Nền tảng hỗ trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ số #1 Đông Nam Á về quy mô, chuyên cung cấp các khoản vay vốn kinh doanh không cần thế chấp, mang đến các lựa chọn tài chính nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận cho các doanh nghiệp với những điểm nổi bật:

  • Vay không cần tài sản đảm bảo, giúp doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn ban đầu
  • Quy trình nhanh chóng, giải ngân ngay 48 giờ sau khi phê duyệt
  • Công nghệ tiên tiến, độc quyền, bao gồm trí tuệ nhân tạo và máy học (AI & ML), để đánh giá và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
  • Có mạng lưới đối tác đáng tin cậy và đa dạng lĩnh vực như Long Châu, Bách Hóa Xanh, Pharmacity, Haravan, Bizzi,…

Có thể nói, Validus nổi bật như một đối tác hỗ trợ vốn cho SME tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm tài chính linh hoạt và dễ tiếp cận để hỗ trợ mở rộng kinh doanh và phát triển kinh tế như Giải pháp Tài trợ vốn kinh doanh e-BIZ cùng nhiều ưu điểm đặc trưng chỉ dành riêng cho SMEs:

  • Gói vay vốn kinh doanh của Validus với hạn mức lên đến 500 triệu đồng đáp ứng nhu cầu và quy mô đầu tư cho từng doanh nghiệp.
  • Lãi suất cạnh tranh (tính theo dư nợ giảm dần) và không tăng trong suốt quá trình vay kinh doanh không thế chấp của khách hàng, từ đó doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch trong khoảng thời gian tiếp theo của năm mới.
  • Thời hạn trả góp linh hoạt từ 6-12 tháng giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát kế hoạch tài chính cho cả năm mà không gặp quá nhiều áp lực của bài toán Vay-Trả.

Với Giải pháp e-BIZ này, Validus mong muốn sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp có thể né xa “đòn bẫy” khi đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn minh bạch, nhanh chóng một cách dễ dàng, tạo đòn bẩy cho quá trình kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai.

Tìm hiểu thêm tại Tài trợ vốn kinh doanh e-BIZ 

Bên cạnh đó, với lãi suất cạnh tranh cùng thời hạn hoàn trả linh hoạt, doanh nghiệp cũng có thêm sự lựa chọn để cân bằng bài toán tài chính, đảm bảo giảm thiểu tối đa áp lực hoàn trả khác từ Validus tại đây

Hoặc có thể liên hệ ngay hotline: 0938 316 099 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của Validus.

Chia sẻ bài viết