Thông báo: Sản phẩm Tài trợ Vốn kinh doanh trực tuyến eBIZ hoàn toàn mới!

/

/

Uncategorized

/

5 Sai lầm cần tránh khi quản lý tài chính doanh nghiệp

5-sai-lam-can-tranh-khi-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

5 Sai lầm cần tránh khi quản lý tài chính doanh nghiệp

Năng lực tài chính được ví như “dòng máu” nuôi dưỡng sự sống và phát triển của doanh nghiệp bởi nó nắm vai trò then chốt cho cả quá trình kinh doanh và lớn mạnh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang gặp phải nhiều sai lầm nguy hiểm khi quản lý tài chính, khiến “dòng máu” ngày càng cạn kiệt. 5 sai lầm thường gặp dưới đây sẽ là gợi ý cho doanh nghiệp để chủ động tránh những rủi ro thường gặp khi quản lý tài chính của mình:

1. Thiếu kế hoạch tài chính

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đối mặt với tình trạng “làm đến đâu tính đến đó” bởi thiếu vắng bản đồ tài chính rõ ràng và ý lại vào việc quy mô chưa lớn nên vẫn có thể xoay sở nhanh chóng. Hệ quả là doanh nghiệp dễ lạc lối trong dòng chảy tài chính ngay khi có tác động chệch quỹ đạo, dẫn đến thiếu hụt dự phòng, lúng túng trước biến động thị trường và đánh mất định hướng mục tiêu cũng như lối giải quyết.

Do đó, dù quy mô doanh nghiệp có như thế nào cũng cần chủ động:

  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền,… cho từng giai đoạn phát triển.
  • Xác định rõ ràng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, đồng thời xây dựng chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu.
  • Thường xuyên theo dõi và cập nhật kế hoạch tài chính dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và biến động của thị trường.
  • Có thể nói, kế hoạch tài chính như một chiếc “la bàn” dẫn dắt doanh nghiệp xác định được hiệu quả cũng như lường trước được nhiều tình huống xảy ra trong quá trình chinh phục mục tiêu tài chính.

2. Quản lý dòng tiền kém hiệu quả:

Khác với hệ quả từ thiếu kế hoạch tài chính, việc quản lý tài chính không tốt sẽ dễ thấy hơn và cũng mang lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Tài chính doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tắc nghẽn do quản lý kém hiệu quả, khiến doanh nghiệp “thiếu máu” trầm trọng dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vốn lưu động và thậm chí trong tình trạng đối mặt với nguy cơ phá sản luôn rình rập.

Giải pháp cho doanh nghiệp là:

  • Thiết lập hệ thống quản lý dòng tiền chặt chẽ, bao gồm theo dõi thu chi, lập báo cáo dòng tiền định kỳ và phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
  • Áp dụng các biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng và hiệu quả.
  • Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu và hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.
    Từ đây, dòng tiền trở nên thông suốt và là nền tảng nuôi dưỡng sức sống cho doanh nghiệp.

3. Không tối ưu chi phí:

Tối ưu hóa chi phí cũng được xem là một trong những cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí không “vượt quá tầm kiểm soát”, từ đó hạn chế tình trạng bào mòn lợi nhuận, lãng phí nguồn lực và cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để kiểm soát chi phí và biến nó thành “lá chắn” bảo vệ lợi nhuận, doanh nghiệp cần:

  • Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết cho từng khoản mục, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,…
  • Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng từng khoản chi và tìm ra biện pháp tiết kiệm hợp lý.
  • Áp dụng các chính sách kiểm soát chi phí hiệu quả, ví dụ như quy trình phê duyệt chi phí, hệ thống báo cáo chi phí định kỳ,…

4. Không tận dụng công nghệ:

Việc vận hành thủ công đã không thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi và phát triển, dẫn đến tính trạng doanh nghiệp trì trệ, bị tụt hậu so với thị trường. Do đó, để gia tăng tốc độ và khả năng xử lý chính xác, hơn nữa còn tiết kiệm nguồn nhân lực, giảm áp lực phải chi trả thêm lương thưởng để duy trì, doanh nghiệp cần phải áp dụng công nghệ vào quá trình vận hành và quản lý quản lý tài chính.

Một trong những giải pháp công nghiệp phù hợp cho doanh nghiệp SMEs có thể kể đến:

  • Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ khách hàng hiệu quả, tăng cường cơ hội bán hàng và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Phần mềm quản lý bán hàng (SaaS): Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng từ đầu đến cuối, bao gồm tạo và quản lý leads, theo dõi cơ hội bán hàng, lập báo cáo bán hàng và phân tích hiệu quả bán hàng.
  • Phần mềm quản lý kho hàng: Giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả, bao gồm theo dõi số lượng hàng hóa, nhập xuất kho, giá cả hàng hóa, hạn sử dụng,…
  • Phần mềm kế toán: Hỗ trợ doanh nghiệp ghi chép sổ sách kế toán, quản lý thu chi, thanh toán, báo cáo thuế,…

5. Thiếu đa dạng hóa nguồn vốn:

Ngoài các lý do về khả năng về quản trị, nguyên nhân từ thiếu đa dạng nguồn vốn cũng xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp SMEs. Do quy mô còn nhỏ, nhiều doanh nghiệp SMEs có xu hướng dựa dẫm vào một nguồn duy nhất là nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại chính là hành vi “cho trứng vào cùng một giỏ” tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi khi “giỏ trứng” vỡ, doanh nghiệp sẽ không có nguồn vốn dự phòng gây khó khăn trong việc huy động vốn khi cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn của thị trường đồng thời hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh do thiếu nguồn vốn đầu tư.

“Bí quyết” cho doanh nghiệp là tạo thêm nhiều giỏ trứng bằng cách:

  • Tìm kiếm và sử dụng đa dạng các nguồn vốn khác nhau như: vốn chủ sở hữu, vay vốn kinh doanh ngân hàng, vay kinh doanh không thế chấp, huy động vốn đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm,…
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư và tổ chức tài chính để có thể tiếp cận nguồn vốn khi cần thiết.
  • Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được, đảm bảo lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hợp lý.

VALIDUS E-BIZ: “Chìa khóa” tháo gỡ bài toán thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp SMEs

Có thể thấy, thiếu hụt nguồn vốn dự phòng là một trong những rủi ro lớn mà doanh nghiệp SMEs nào cũng có thể gặp phải. Hệ quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển là không hề nhỏ.

Thế nhưng với Validus – nền tảng hỗ trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ số 1 tại Đông Nam Á, vấn đề này sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn nhờ Gói vay vốn kinh doanh không thế chấp e-BIZ – “chìa khóa” tháo gỡ bài toán thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp SMEs, giúp doanh nghiệp củng cố nền tảng tài chính vững chắc và bứt phá phát triển với những ưu điểm vượt trội:

  • Vay tín chấp nhanh: Doanh nghiệp không cần tài sản thế chấp, giải phóng gánh nặng tài chính và mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn
  • Hạn mức vay cao: Hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, từ đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh đến thanh toán các khoản chi phí cần thiết.
  • Lãi suất cạnh tranh: Mức lãi suất ưu đãi, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, giúp giảm thiểu áp lực chi phí vay vốn kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Thời hạn linh hoạt từ 6 đến 12 tháng: Giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn thời hạn hoàn trả phù hợp với khả năng tài chính và dòng tiền của mình, đảm bảo sự chủ động trong việc quản lý tài chính.
  • Quy trình an toàn, minh bạch: e-BIZ là giải pháp cung cấp giải pháp vay vốn kinh doanh uy tín và minh bạch, với quy trình xét duyệt và giải ngân nhanh chóng, thủ tục đơn giản, thông tin rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Quản lý tài chính hiệu quả là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp SMEs. Việc tránh 5 “vết xe đổ” phổ biến trong quản lý tài chính và ứng dụng giải pháp tài chính e-BIZ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền, củng cố nguồn vốn, từ đó bứt phá phát triển và gặt hái thành công trong tương lai.

Đăng ký ngay tại: tại đây

Chia sẻ bài viết