Thông báo: Sản phẩm Tài trợ Vốn kinh doanh trực tuyến eBIZ hoàn toàn mới!

/

/

Bài học kinh doanh

/

Làm sao để quản lý tốt hơn dòng tiền doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Làm sao để quản lý tốt hơn dòng tiền doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Đằng sau mỗi doanh nghiệp thành công không chỉ là một ý tưởng tuyệt vời. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất để đảm bảo doanh nghiệp thành công là quản lý dòng tiền hợp lý. Cho dù doanh nghiệp của bạn có lợi nhuận cao như thế nào, việc quản lý dòng tiền không đầy đủ sẽ khiến hiệu quả kinh doanh kém thậm chí dẫn đến phá sản. Cũng có nhiều doanh nghiệp khó khăn và phá sản không phải vì kinh doanh không có lợi nhuận mà vì thiếu hụt dòng tiền. Đây là bốn đúc kết bạn có thể áp dụng để quản lý tốt hơn dòng tiền doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  1. Ước tính doanh số một cách hiệu quả

Chìa khóa thành công không chỉ xoay quanh sự lạc quan và kiên trì. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cần tính toán và dự đoán chính xác doanh số và tỷ suất lợi nhuận để tồn tại. Khác với việc đo đạc một sân bóng chỉ cần đúng kích thước, hãy sử dụng các phương pháp dự báo định lượng để phân tích dữ liệu ngành, xu hướng người mua và dữ liệu doanh thu trong quá khứ. Thực hiện nghiên cứu thị trường và yếu tố như chiến dịch tiếp thị hoặc sản phẩm mới ra mắt. Có được một ước tính thực tế sẽ cho phép bạn tối ưu hóa và lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của bạn hiệu quả hơn.

  1. Bám sát ngân sách của bạn

Tài chính doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu không có một bảng tính toán ngân sách. Một ngân sách kinh doanh cụ thể là chìa khóa cho phép chủ doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch chi tiêu mà còn giữ toàn bộ chi phí trong tầm kiểm soát để kịp thời điều chỉnh theo yêu cầu kinh doanh. Một việc thiết thực nên làm là theo dõi các con số tài chính, có sổ sách kế toán phù hợp và có kế hoạch ngân sách toàn diện. Tận dụng công nghệ và phần mềm kế toán chuyên nghiệp – hầu hết các phần mềm sẽ cho phép bạn giải phóng dòng tiền trong tương lai dựa trên dữ liệu tài chính trong quá khứ để lập kế hoạch ngân sách.

  1. Chủ động thu thập các khoản phải thu / hóa đơn quá hạn

Hóa đơn quá hạn có thể làm tắt nghẽn hoạt động hàng ngày và tạo ra vấn đề về dòng tiền. Doanh nghiệp của bạn phải có chính sách rõ ràng về khung thời gian ghi trên hợp đồng để khách hàng thực hiện thanh toán. Để đảm bảo an toàn cho dòng tiền cho doanh nghiệp của bạn, bạn có thể thêm điều khoản chiết khấu cho khách hàng nếu họ thanh toán sớm nhằm tạo động lực hơn cho họ. Ngược lại, với việc thanh toán trễ cũng cần ghi rõ hình phạt hoặc thông báo tạm ngừng dịch vụ. Việc bạn chủ động nhắn tin nhắc nhở khách hàng trước kỳ hạn thanh toán cũng có ích cho việc thanh toán của họ.

Ngoài ra, thanh toán sớm cho nhà cung cấp để hưởng chiết khấu (nếu có) cũng là một cách làm tốt với điều kiện bạn vẫn đảm bảo được dòng tiền để kinh doanh.

  1. Có một đệm đỡ về dòng tiền dễ dàng hơn bạn nghĩ

Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng dòng tiền rất quan trọng trong việc duy trì sự sống còn cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Có một đệm đỡ tiền mặt là bắt buộc trong trường hợp dòng tiền sụt giảm hoặc các trường hợp tài chính không lường trước được, chẳng hạn như một tháng bán hàng chậm hoặc gánh nặng từ các khoản phải thu quá hạn. Tuy nhiên, điều hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đi kèm dự trữ ngồn vốn khá hạn chế. Trong trường hợp này, nhận được một khoản vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc có được nguồn vốn vay doanh nghiệp ngắn hạn chắc hẳn là một cứu cánh quan trọng. Cân đối tài chính phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn, cho phép các doanh nghiệp bắt tay vào mở rộng và tăng trưởng hơn nữa.

Điều quan trọng là phải chủ động về các giải pháp này, vì thời cơ hoặc thời điểm trong kinh doanh là rất khó đoán trước. Nếu bạn không có đủ điều kiện hoặc cảm thấy vay từ ngân hàng mất quá nhiều thời gian, bạn có thể bắt tay vào đăng ký tài khoản vay ở một công ty tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một chủ doanh nghiệp thông minh sẽ thấy được ích lợi của việc không mất bất kỳ khoản phí nào để đăng ký khoản vay, trong khi lúc bạn cần gấp, đây sẽ là một phao cứu sinh tuyệt vời cho bạn.

Cùng tìm hiểu thêm về vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng Validus: https://validus.vn/doanh-nghiep-sme/

Chia sẻ bài viết